Miền Bắc từ đâu đến đâu? Đặc điểm địa hình và khí hậu miền Bắc

Bản đồ hình chữ S Việt Nam miền Bắc nằm ở phía trên cùng của bản đồ. Vậy các tỉnh miền Bắc từ đâu đến đâu? Đặc điểm địa hình và khí hậu miền Bắc như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Các tỉnh miền Bắc từ đâu đến đâu?

Các tỉnh miền Bắc nằm ở phía trên cùng của bản đồ, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp với Biển Đông. Địa hình của miền Bắc được chia làm ba vùng địa hình là: Vùng Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh miền Bắc từ đâu đến đâu?
Các tỉnh miền Bắc từ đâu đến đâu?

Xem thêm:

  • Vùng Tây Bắc Bộ: Đây là vùng có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào, nơi đây có địa hình vô cùng hiểm trở với các dãy núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn với chiều dài khoảng 180km năm giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Vùng Tây Bắc Bộ còn có 6 tỉnh  thành khác là Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu.
  • Vùng Đông Bắc Bộ: Vùng này có đặc điểm là địa hình là các đồi núi thấp được bao quanh bởi các hòn đảo lớn nhỏ gồm các tỉnh gồm: Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ và Quảng Ninh. Đặc biệt ở vùng này có Vịnh Hạ Long đã được (UNESCO) là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.
  • Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Vùng này còn được gọi là vùng Châu Thổ Sông Hồng nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. Địa hình nơi đây chủ yếu có địa hình bằng phẳng, với mật độ dân số cao nhất ở Việt Nam với khoảng 19,9 triệu người, khu vực này được chia làm 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương là: 8 tỉnh gồm: Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Thái Bình. 2 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội và Hải Phòng.

Đặc điểm khí hậu miền Bắc

  • Khí hậu vùng Tây Bắc Bộ:

Vùng này bao gồm các vùng núi chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoàng Liên Sơn trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đóng vai trò như một bức tường thành ngăn gió cho mùa đông, những cơn gió khi đến đây đã bị suy yếu. Vì ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu của Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc khoảng 2 – 3 độ.

Các dãi núi đóng vai trò rất quan trọng đến chế độ nhiệt ẩm của khi hậu, sườn Đông đón gió Đông tiếp nhận những cơn mưa, sườn Tây tiếp nhận các cơn gió Lào được thổi xuống nước ta. Ở các tỉnh vùng núi rất dễ xảy ra các hiện tượng cực đoan, nhất là khi rừng bị chặt phá, những trận mưa lớn sẽ gây ra các trận lũ quét, mùa khô thì sảy ra hạn hán.

  • Khí hậu vùng Đông Bắc Bộ:

Vùng Đông Bắc Bộ đặc điểm là vùng đồi núi thấp dưới 1000m, các dãy núi hình cánh cung hướng Đông Bắc chụm lại về dãy núi Tam Đảo tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thổi vào mùa Đông.

Vùng này tiếp giáp với biển Đông, phía Tây được chắn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn nên chịu ảnh hưởng của gió mùa khí hậu ảm hơn vùng Tây Bắc, mùa hè thì ít phải chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Khí hậu 4 mùa của miền Bắc

Mùa xuân

Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 hằng năm, khi mà cây cối đâm trồi nảy lộc, nhiệt độ ấm áp khoảng 20-21 độ. Đây là mùa rất thích hợp cho việc trồng trọt của người nông dân. Mùa xuân cũng là  mùa của lễ tết và các lễ hội lớn được diễn ra.

Mùa hạ

Mùa hạ của miền Bắc bắt đầu từ tháng 5, đây là thời điểm mà trái đất nhận được lượng nhiệt từ mặt trời nhiều nhất. Mùa hạ kéo theo những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 37 – 40 độ, ảnh hưởng rất nhiều đến con người và cây cối, con vật.

Mùa Thu

Mùa thu của miền Bắc bắt đầu từ tháng 8 hằng năm, thời tiết bắt đầu trở nên mát mẻ, thời tiết nắng dịu, trời trong xanh, thi thoảng có những cơn mưa rào.

Mùa đông

Mùa đông nhiệt độ miền Bắc bắt đầu hạ xuống, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 13 độ, các vùng núi phía Tây Bắc thường xuất hiện sương muối và băng giá gây thiệt hại lớn cho cây trồng hoa màu.

Trên đây là những thông tin về miền Bắc từ đâu đến đâu và đặc điểm địa hình, khi hậu miền Bắc mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin thật hữu ích tới bạn đọc!

Rate this post