Top 5 sân bay lớn nhất Việt Nam hiện nay

Nước ta đang sở hữu khá nhiều sân bay nhưng không phải ai cũng biết những sân bay lớn nhất Việt Nam là gì? Trong chuyên mục bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng tìm hiểu cụ thể.

Nội dung tóm tắt

1. Sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có tên đầy đủ là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trước năm 1975 thì nơi đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt, hiện đang là sân bay quốc tế lớn ở Việt Nam.

Sân bay lớn nhất Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam

Với diện tích 850 ha thì sân bay Tân Sơn Nhất đứng đầu về mặt diện tích và công suất nhà ga. Năm 2018 thì nơi đây có công suất 28 triệu lượt khách/năm, tuy nhiên bị quá tải lên tới 38 triệu khách/năm.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đang có lượng khách lớn nhất Việt Nam, nằm cách TP Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc. Địa chỉ cụ thể thuộc quận Tân Bình, là mối đầu giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Với lượng khách phục vụ 26.546.475 năm 2014, sân bay này lọt vào nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới. Đến năm 2016, nơi đây phục vụ 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015 và năm 2018 là 38,5 triệu luợt khách.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đang thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty hàng không Việt Nam, trực thuộc bộ giao thông vận tải. Đây đang là nơi hoạt động của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và là trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, là đơn vị quản lý toàn bộ sân bay dân dụng ở Việt Nam.

>>> Bạn có biết: Doh là sân bay nào?

2. Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB), có tên đầy đủ là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và  tiếng Anh là Noi Bai International Airport. Đây là cảng hàng không quốc tế lớn nhất phía Bắc Việt Nam, và đứng thứ 2 trên cả nước với diện tích 815ha.

Sân bay Nội Bài hiện đang là trung tâm hoạt động chính cho các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, VietJet Air, Pacific Airlines, trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong.

Sân bay quốc tế Nội Bài đặt tại huyện Sóc Sơn, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35km về phía Tây Bắc. Từ khi có cầu Nhật Tân năm 2015 thì khoảng cách đó rút ngắn còn 27km.

Nhà ga hành khách T1 được thiết kế bởi kiến trúc sư Việt Nam, mang đậm bản sắc dân tộc. Nơi đây được ví như cổng chào đón khách thập phương đến với  Thủ đô. Nơi đây được đánh giá cao về thẩm mỹ và từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam. Trên thực tế, nơi đây chỉ được xây dựng một phần của dự án.

Còn nhà ga hành khách T2 được thiết kế và thi công do Nhật Bản với nguồn vốn ODA Nhật Bản, khánh thành vào đầu năm 2015. Sân bay này hiện có 2 tháp chỉ huy, trong đó có 1 tháp cao 90 mét. Đó vừa là tháp chỉ huy không lưu cao nhất Đông Dương.

3. Sân bay Đà Nẵng

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là sân bay đứng thứ 3 tại Việt Nam và khá nhộn nhịp du khách. Nơi đây phục vụ chủ yếu nhu cầu giao thông hàng quốc tế và nội địa cho Đà Nẵng với khu vực Miền Trung Tây Nguyên.

Mỗi ngày, cảng hàng không này đón nhận 260 chuyến bay trong nước và quốc tế với lượng khách lên tới 40.000 lượt.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện đang nằm tại địa bàn Quận Hải Châu, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông. Nơi đây luôn được đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự tiện lợi, thoải mái cho hành khách.

4. Sân bay Cam Ranh

Sân bay Cam Ranh xây dựng bởi quân đội Hoa Kỳ, hiện được sử dụng làm căn cứ Không quân Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh. Sau Hiệp Định Paris năm 1973 thì Hoa Kỳ đã trao căn cứ này lại cho Không lực Việt Nam Cộng hòa.\

Đến năm 1975, nơi đây tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự đến năm 2004. Ngày 19/5/2004 thì sân bay Cam Ranh đã đón chuyến bay dân sự đầu tiên từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang. Bởi nơi đây nằm trong nội thị thành phố bị hạn chế về diện tích và cũng bởi.

Ngày 16 tháng 8 năm 2007, Sân bay Cam Ranh được nâng cấp thành cảng hàng không Quốc tế. Nơi đây hiện đang phục vụ chính cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ.

Năm 2012 thì sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm. Năm 2016 thì lượng khách lên tới 4.858.362 người và 8,5 triệu lượt khách năm 2018. Sân bay đã có mã IATA: CXR (theo tên của thành phố Cam Ranh) và mã ICAO: VVCR.

>>> Giải đáp thắc mắc: Huế có sân bay không?

5. Sân bay Phú Bài

Sân bay Phú Bài có tên giao dịch chính thức là cảng hàng không Quốc tế Phú Bài. Hiện tại đang tọa lạc bên Quốc lộ 1A, thuộc phường Phù Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân bay lớn nhất Việt Nam hiện nay
Sân bay Phú Bài có diện tích thứ 5 trên cả nước

Sân bay Phú Bài nằm cách trung tâm thành phố Huế 15km về hướng Đông Nam. Nơi đây được xây dựng từ thời thực dân Pháp, với mục đích là phục vụ kinh thành Huế.

Sân bay này được nâng cấp và sửa chữa nhiều lần về hệ thống thoát nước, đường lăn, sân đỗ và hệ thống đèn dẫn đường, kéo dài đường băng để tiếp nhận các máy bay lớn.

Năm 2011, Phú Bài đã phục vụ 5800 chuyến bay cất cánh và hạ cánh với tổng số 780.000 lượt khách. Năm 2015, nơi đây phục vụ cho khoảng 1,3 triệu lượt khách. Năm 2020 đạt 2 triệu lượt khách. Đến năm 2007 thì lượng khách lên tới 500.000.

Đó là lý do mà sân bay Phú Bài xếp thứ 5 về độ lớn tại Việt Nam. Những năm về sau thì lượng khách cũng không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy nơi đây trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam và được nhiều người lựa chọn.

Bài viết trên đây tổng hợp top 5 sân bay lớn nhất Việt Nam để bạn đọc tham khảo. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post