Hàng không luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Việt Nam chú trọng đầu tư trong mọi thời kỳ. Vì thế, nhiều sân bay đã ra đời và đang dần nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Vậy ạn có biết 10 sân bay quốc tế ở Việt Nam gồm những sân bay nào không? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung tóm tắt
- Tổng hợp 10 sân bay quốc tế ở Việt Nam
- 1. Sân Bay Quốc Tế Nội Bài
- 2. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
- 3. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
- 4. Sân Bay Quốc Tế Phú Bài, Huế
- 5. Sân bay Phú Quốc, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
- 6. Sân bay quốc tế Cam Ranh
- 7. Sân bay quốc tế Vinh, Nghệ An
- 8. Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
- 9. Sân bay quốc tế Cần Thơ
- 10. Sân bay quốc tế Chu Lai
Tổng hợp 10 sân bay quốc tế ở Việt Nam
1. Sân Bay Quốc Tế Nội Bài

Tìm hiểu thêm: 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới
Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, phục vụ rất nhiều người đặc biệt ngoài Bắc, nơi đây phục vụ cho các chyến bay trong nước và cả quốc tế, có đường bay nhiều nhất cả nước phục vụ mọi giờ bay cho khách hàng, công tác phục vụ rất ổn định và hài lòng khách hàng, vì nó là cảng hàng không lớn nhất của Việt Nam cho cả khách quốc tế nữa. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Air Mekong và trước kia có Indochina Airlines.
2. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước đây có tên gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt, là cảng hàng không ở miền Nam Việt Nam nhưng có lưu lượng khách hàng năm lớn nhất cả nước (khoảng 20 triệu lượt khách/năm). Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.
3. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 nước ta, đứng sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất, được xây dựng năm 1940. Đây là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc phục vụ nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hoá cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực nói chúng. Mỗi ngày, sân bay này tiếp đón hơn 15.000 lượt khác nội địa và quốc tế, hơn 150 chuyến bay trong và ngoài nước được thực hiện.

Xem thêm: Cảng Cam Ranh có ưu thế gì nổi bật
4. Sân Bay Quốc Tế Phú Bài, Huế
Sân bay Quốc tế Phú Bài có đường băng dài 2700m và đã được nâng cấp nhiều lần với hệ thống trang thiết bị hiện đại như kéo dài đường băng, hệ thống đường lăn, sân đỗ, đèn dẫn đường ban đêm,… nhằm phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế tốt nhất. Trong thời điểm hiện tại, sân bay Phú Bài đang xây dựng nhà ga mới với công suất thiết kế lên tới 5 triệu lượt khách mỗi năm và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 để đáp ứng tần suất bay nhiều hơn trong thời gian tới.
5. Sân bay Phú Quốc, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 5 km về phía nam, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương quốc tế của đảo Phú Quốc và các vùng biển đảo phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay sân bay này có đường bay đi/đến của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và cho một số hãng nước ngoài thuê chuyến.
6. Sân bay quốc tế Cam Ranh
Sân bay quốc tế Cam Ranh toạ lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tính đến năm 2012, cảng hàng không Cam Ranh đã đạt được khả năng tiếp đón, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Tính đến năm 2020 hiện nay, con số này đã được gia tăng hàng chục lần.
7. Sân bay quốc tế Vinh, Nghệ An
Cảng hàng không quốc tế Vinh là sân bay quốc tế của Việt Nam ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 6–7 km. Hiện nay, tại sân bay Vinh, các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air và Jestar Pacific đang khai thác bình quân 26 lượt chuyến bay/ngày.
8. Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
Được thiết kế đặc biệt theo hình ảnh loài hoa dã quỳ rực rỡ – Biểu tượng của Cao nguyên Lâm Đồng, sân bay Liên Khương luôn để lại ấn tượng khó phai với bất kỳ du khách nào lần đầu tới đây.
Là cảng hàng không lớn nhất vùng Tây Nguyên, sân bay Quốc tế Liên Khương không những giúp kết nối giao thông đường hàng không mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
9. Sân bay quốc tế Cần Thơ
Sân bay Cần Thơ còn có tên là Sân bay Trà Nóc, là một sân bay nằm tại quận Bình Thủy- Thành phố Cần Thơ. Sân bay phục vụ thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam. Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho Cần Thơ và khu vực, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
10. Sân bay quốc tế Chu Lai
Cảng hàng không Chu Lai nằm ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp Khu Kinh tế mở Chu Lai, phía Nam giáp Khu kinh tế Dung Quất, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp đường quốc lộ 1A, cách trung tâm Thành phố Tam Kỳ 25km về phía Bắc, cách thành phố Quảng Ngãi 42km về phía Nam. Sân bay Chu Lai cũng là sân bay dự bị cho các sân bay trong vùng và khu vực.