Sân bay Chu Lai nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Do có vị trí địa lý đắc địa, giao với tất cả các trục giao thông Bắc – Nam từ đường bộ, đường sắt đến đường biển, sân bay Chu Lai đóng vai trò như một động lực phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, chính trị, du lịch cho 2 khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) nói riêng và các tỉnh khu vực miền Trung nói chung.
Nội dung tóm tắt
Sân bay Chu Lai thuộc tỉnh nào?
Sân bay Chu Lai thuộc xã Tam Nghĩa, H. Núi Thành, Quảng Nam. Vào năm 1975, sân bay Chu Lai là căn cứ không quân của Không lực Hoa Kỳ, Không lực Việt Nam Cộng Hòa và chỉ được sử dụng vào mục đích quân sự. Hiện tại, khu kinh tế mở Chu Lai bắt đầu phát triển thì sân bay Chu Lai Quảng Nam cũng theo đó mà mở rộng sang phục vụ mục đích dân sự.

Xem thêm: 10 sân bay quốc tế ở Việt Nam
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông liên tỉnh, sân bay Chu Lai Quảng Nam còn là trung tâm của các vùng kinh tế tại khu vực, quyết định sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế mở Dung Quất trong tương lai. Nhiều hành khách khi du lịch Hội An, Quảng Nam cũng đã lựa chọn các chuyến bay từ sân bay Chu Lai vì tính thuận tiện.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sân bay Chu Lai
Cảng hàng không Chu Lai bao gồm 1 đường bằng chính, 3 sân đỗ tàu bay và 1 nhà ga hành khách.
Hệ thống đường lăn: Đây là hệ thống được xây dựng song song với đường băng đạt chuẩn với đường lăn chính E1. Bên cạnh đó, sân bay còn thiết kế thêm 5 đường lăn phụ được ký hiệu lần lượt từ E2 đến hết E6 theo hướng Bắc Nam để phục vụ cho nhu cầu cất, hạ cánh bất ngờ của máy bay.
Sân đỗ tàu bay: 3 sân đỗ tàu bay của cảng hàng không Chu Lai có thiết kế khác nhau. Sân đầu tiên có kích trước là 383 x 191 (m), sân thứ 2 là 261 x 154 (m) và sân bay thứ 3 có kích thước lớn nhất là 450 x 200 (m). Các sân bay đều được thiết kế theo chiều Đông Bắc so với đường băng.
Nhà ga hành khách: Nhà ga hành khách được chia làm hai khu vực là khu dành riêng cho văn phòng (tầng 2) và khu vực công cộng (tầng 1) với tổng diện tích là 3.360 m2. Tất cả hành khách chuẩn bị làm thủ tục bay hoặc hạ cánh tại cảng hàng không Chu Lai đều ở tầng 1. Đây cũng là khu vực chờ lấy hành lý, ký gửi hàng hóa, thủ tục lên máy bay và cả khu vực hạn chế. Tầng 2 là khu vực văn phòng và hạn chế hành khách lên khu vực này.

Xem thêm: 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới
Tại sân bay Chu Lai, hành khách có thể sử dụng một vài dịch vụ như mua đồ lưu niệm, ăn uống (đồ ăn nhẹ) tại các cửa hàng miễn thuế, wifi miễn phí, nghỉ ngơi, vệ sinh,… Mặc dù cơ sở vật chất không hiện đại, tuy nhiên khi đến sân bay bạn vẫn có thể thoải mái sử dụng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình.
Các hãng hàng không hiện tại đang tiến hành khai thác tại sân bay Chu Lai
Hiện nay, cả ba hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air hiện đều đang khai thác các chuyến bay thẳng tới đây từ Hà Nội và Sài Gòn. Trong đó Vietnam Airlines khai thác lâu đời nhất. Jetstar bắt đầu tiến hành khai thác thương mại từ ngày 19 tháng 5 năm 2015 và hãng Vietjet Air bắt đầu khai thác các đường bay từ tháng 5 năm 2015.
Hiện tại chưa có hãng hàng không quốc tế nào tiến hành triển khai các đường bay tới sân bay Chu Lai nhưng trong tương lai sẽ có rất nhiều hãng triển khai tới đây. Hiện tại, mỗi ngày sân bay này tiếp nhận khoảng từ 3 chuyến – 5 chuyến bay và tăng cao hơn nhiều lần vào các dịp lễ, Tết hoặc cao điểm trong năm.
Trên đây là những thông tin về sân bay chu lai. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc.