Bữa cơm tất niên tuy không phải nghi lễ ngày Tết nhưng nó cho thấy phong tục của người dân Việt Nam, đây là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần. Dưới đây là 7 món ăn trong mâm cỗ tất niên Miền Bắc mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn.
Nội dung tóm tắt
7 món ăn trong mâm cỗ tất niên miền Bắc
1. Bánh chưng
Xem thêm:
Tết nguyên đán trong mỗi mâm cơm của gia đình Việt không thể thiếu được bánh chưng, người xưa quan niệm bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 16 đã tạo ra để thể hiện lòng biết ơn với đất trời.
Mỗi dịp Tết đến dù đi đâu thì người Việt cũng không thể thiếu bánh chưng trong mâm cỗ tất niên bởi nó không đơn thuần là món ăn mà còn gắn liền với truyền thống lâu đời của dân tộc. Ngày Tết cổ truyền nhà nào cũng có vài cặp bánh chưng để cúng gia tiên, là truyền thống uống nước nhớ nguồn, cảm giác háo hức đón giao thừa khi ngồi canh nồi bánh. Nét độc đáo này đã tạo nên nét riêng làm đẹp hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, dù ai đi xa cũng mong tết để trở về sum họp với gia đình.
2. Thịt gà luộc
Món gà luộc không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên, theo quan niệm của người xưa gà mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong 12 con giáp gà là biểu tượng của sự cương trực mạnh mẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp, ấm no sung túc. Thịt gà luộc vàng ươm cùng lá chanh thái nhỏ đã trở thành món ăn không thể thiếu và bữa tất niên của mỗi người Việt.
3. Dưa hành
Dưa hành món ăn bình dân nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Tuy là món ăn bình dị nhưng công đoạn chế biến cũng khá phức tạp và độc đáo từ công đoạn lên men đến thưởng thức món ăn. Ngày Tết thì món dưa hành chính là món chống ngán cho những món thịt giàu chất đạm. Đây chính là món tuy dân dã nhưng lại rất đặc biệt mà ông cha ta đã đúc kết trong câu ca dao:”Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.
4. Thịt nấu đông
Thịt nấu đông một món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Bắc bộ, được ăn kèm với dưa hành để đãi khách. Các nguyên liệu để nấu món thịt đông cũng tùy vào khẩu vị của từng gia đình mà có những nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu để làm món thịt đông được ngon hơn thì không thể thiếu bì lợn. Tất cả các nguyên liệu sẽ được nấu trong nhiều giờ để nhừ, sau đó múc ra từng bát để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Món thịt đông ăn kèm với dưa hành thì đúng chuẩn ngày Tết của miền Bắc.
5. Xôi Gấc
Xôi gấc trong mâm cơn tất niên là biểu tượng của sự may mắn, bởi màu đỏ là mày của hạnh phúc, may mắn tốt lành. Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Ngoài ra ngày Tết người Việt còn sử dụng gấc để làm các loại bánh hoặc mứt để tạo màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
6. Giò Lụa
Giò lụa là món ăn truyền thống của người Việt đặc biệt đều có trong mâm cỗ tất niên hoặc ngày Tết. Giò được làm từ thịt nạc loại thịt ngon nhất lợn vừa mới mổ, còn nóng hổi, có thể đem giã hoặc xay nhiễn sau đó gói và lá chuối đem đi hấp. Giò phải được hấp vừa đủ chín không quá lửa. Miếng giò ngon phải là miếng có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt min màng, không bị khô, cứng hay bã kèm với mùi thơm của lá chuối.
7. Canh măng móng giò
Canh măng móng giò là món không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người miền Bắc. Đây là món ăn truyền thống thể hiện nét văn hóa của người Việt. Món canh là kết hợp hoàn hảo của móng giò quyện cùng vị măng thơm tất cả được minh kỹ khiến ai đi xa cũng phải nhớ về món canh măng hầm móng giò. Nếu ngày Tết mà thiếu đi món này thì mâm cơm không còn là hương vị quen thuộc của ngày Tết nữa.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp 7 món ăn trong mâm cỗ tất niên miền Bắc. Hy vọng bữa cơm tất niên cuối năm của gia đình bạn sẽ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc để đón chào năm mới thêm nhiều niềm vui và may mắn.