Tình hình và cơ hội của ngành du lịch Việt Nam cần phát triển thêm những gì

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang rất phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những điều cần phát triển nhiều hơn. Tình hình và cơ hội của ngành du lịch Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nội dung tóm tắt

Tình hình và cơ hội của ngành du lịch Việt Nam

Trong những năm gần đây, ngành du lịch của Việt Nam đã thu hút được rất nhiều khách trong và ngoài nước. Năm 2017, Việt Nam đón 13 triệu du khách nước ngoài, tăng 30% so với năm 2016. Con số này là rất cao và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thực sự.

Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch Việt Nam đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.   

Tăng trưởng tốc độ cao

Ngành du lịch Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gấp khoảng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP chung cả nước; đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13% trong cấu thành GDP của Việt Nam. Riêng trong năm 2017, du lịch là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế đất nước, ước tính du lịch đóng góp 1% vào mức tăng trưởng của GDP của Việt Nam.

Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới
Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới

Xem ngay: Các nước có ngành du lịch phát triển để biết được những nước đang dẫn đầu.

Có năm, doanh thu du lịch của Việt Nam đạt 417,2 nghìn tỷ đồng. đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp đến 2,25 triệu người, giá trị xuất khẩu đến 8,5 tỷ USD.

Các điểm đến du lịch, sản phẩm đang được hình thành lớn mạnh

Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch Việt Nam đã được thị trường nhìn nhận và đánh giá cao như: du lịch tham quan cảnh quan, di sản di tích, nghỉ dưỡng biển, núi, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực, du lịch thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch MICE,.. Các sản phẩm tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn,..Du lịch thể thao mạo hiểm như khám phá Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng,…nghỉ dưỡng biến Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né,…được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích…

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam (dựa vào bảng xếp TTCI của WEF 2015) TTCI đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành của 141 nền kinh tế, hệ thống tính điểm bao gồm 4 chỉ tiêu chính, 14 mục và 90 chỉ tiêu riêng biệt.   Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 75/141 quốc gia trong bảng xếp hạng, tăng 5 bậc so với năm 2013. Trong khu vực, năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam được TTCI xếp hạng 7 trên 9 nước ASEAN (Brunei không xếp hạng).

Một số nhu cầu phát triển chính của du lịch Việt Nam hiện nay

Thứ nhất: Đẩy mạnh cải cách, thủ tục, chính sách hệ thống luật, Chiến lược phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chính sách VISA,…đã lỗi thời không còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn;

Việt Nam cần đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Việt Nam cần đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Click ngay: Ngành du lịch thi khối nào để có được những lựa chọn đúng đắn. 

Thứ hai: đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh bao gồm: hệ thống sân bay, cảng biển, nhà ga…

Thứ 3: tăng ngân sách cho xúc tiến, quảng bá du lịch, áp dụng cơ chế linh hoạt, mở văn phòng đại diện du lịch Việt Nam trước tiên tại các thị trường trọng điểm;

Thứ tư: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý, nhân lực có tay nghề.

Cơ hội của ngành du lịch Việt Nam đang là rất lớn, tuy nhiên cần có được những bước hoàn thiện để phát triển ngành du lịch.

Rate this post