Ngày 6-11, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) và UBND TP Hà Nội chính thức quyết định dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông để đưa vào khai thác, vận hành. Vậy giá vé đường sắt Cát Linh -Hà Đông bao nhiêu một lượt?.
Nội dung tóm tắt
Tàu điện Cát Linh – Hà Đông vé 15.000 đồng một lượt
Giá vé đi đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoạt động sau 6-11 vé lượt, ngày và tháng tương ứng các mức 15.000, 30.000 và 200.000 đồng. Giá vé tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 30.000đ/ngày, không hạn chế lượt đi.
Ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành hoạt động thương mại. Theo đó, liên quan đến giá vé, hành khách khi có nhu cầu đi trải nghiệm được miễn phí vé 15 ngày đầu tuyến vận hành thương mại.

Quyết định ban hành giá vé vận chuyển hành khách công cộng Cát Linh – Hà Đông do UBND Hà Nội ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 14/6. Giá vé tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông, 30.000đ/ngày, không hạn chế lượt đi của khách trong 1 ngày.
Giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, cao nhất là 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến. Giá vé tàu Cát Linh thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất. Giá vé ngày tàu Cát Linh 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông. Giá vé tàu Cát Linh 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, những đối tượng là người lao động tại các khu công nghiệp.
Người lao động tại các văn phòng, công sở hay ở tại các khu công nghiệp mua vé tháng tàu Cát Linh theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Vậy là sau nhiều năm chờ đợi, tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội sắp chính thức hoạt động. Giá vé tàu Cát Linh sẽ miễn tiền vé cho người có công, người cao tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi.
Ông Viện khẳng định, trước khi thực hiện vận hành thương mại sẽ cho tàu chạy ngay và miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tổng chiều dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa – Hà Đông. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, gồm: nhà ga Cát Linh, nhà ga La Thành, nhà ga Thái Hà, nhà ga Láng, nhà ga Thượng Đình, nhà ga Vành đai 3, nhà ga Phùng Khoang, nhà ga Văn Quán, nhà ga Hà Đông, nhà ga La Khê, nhà ga Văn Khê và nhà ga Yên Nghĩa.
Gía vé tàu Cát Linh – Hà Đông như sau :
|
Thanh toán tiền mặt |
Thanh toán thẻ |
Khách Phổ thông |
Khách ưu tiên |
Vé tính theo lượt |
8.000 – 15.000 đồng/lượt |
7.420 – 14.500 đồng |
|
|
Vé ngày |
|
|
30.000 đồng/ngày |
|
Vé tháng |
|
|
200.000 đồng/tháng |
|
LƯU Ý KHI MUA VÉ TÀU CÁT LINH –HÀ ĐÔNG
- Vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thanh toán qua thẻ, tiền mặt tùy thuộc vào quảng đường đi
- Thời gian tàu tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy từ 5 giờ sáng đến 23 giờ
- Gía vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên có thể thay đổi tùy vào thời điểm
Theo phương án vận hành, tàu tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày, tần suất 6-7 phút mỗi chuyến.
Trên đây là mức giá tham khảo ban đầu, sau khi có định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành vận hành đường sắt đô thị, và các quy định về chi phí quản lý. Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính sẽ thực hiện các công tác đánh giá và xem xét ban hành mức phù hợp.
Để mua vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt (lớn hơn) đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có), các nút bấm mua vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên máy dạng cảm ứng tay.

Theo thiết kế, hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp để hành khách mua bằng thẻ ngân hàng nên sẽ mua vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông theo hình thức nhận tiền mặt. Ở các quầy bán vé tự động sẽ có các nhân viên nhà ga trực hỗ trợ bán vé trực tiếp cho khách hàng mua vé.
Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động hoặc thanh toán tiền qua máy bán vé không được có thể mua vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông tại quầy bán vé tại sảnh. Để lên tàu, khách hàng dùng vé đi qua cổng soát vé tự động (bằng cách quẹt thẻ) để lên đợi tàu. Ở khu vực ga xuống, hành khách cũng phải dùng thẻ quẹt (đưa vào khe cổng soát vé) ở sảnh ga tầng 2 (nơi bán vé, kiểm soát vé) để đi qua cổng soát vé chiều ra.
Ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho hay, đã chuẩn bị hơn 700 nhân sự được tuyển dụng theo quy mô để khai thác, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ngoài số lượng nhân sự ban đầu của dự án là 681, nhân sự cũng được tuyển dụng bổ sung, đào tạo, sát hạch để làm nhiệm vụ.
Tuyến tàu Cát Linh – Hà Đông có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35km/h. Theo ông Vũ Hồng Trường, thời gian giãn cách khai thác từ 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến. Công suất vận hành của tuyến đường sắt tương đương 12 tuyến xe buýt lớn trong giai đoạn đầu khai thác. Trong thời gian tăng vận tốc di chuyển tối đa sẽ đạt tương đương 24 tuyến buýt. Năng lực vận chuyển tối đa mỗi chiều khoảng 28.500 hành khách/h.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hanoi Metro và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự và mỹ quan đô thị, tổ chức tiếp nhận tài liệu, chuyển giao công nghệ, vận hành theo đúng quy chuẩn. Đơn vị chịu trách nhiệm bảo trì phương tiện và hạ tầng theo quy chuẩn, đảm bảo an toàn cho người đi tàu. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Bộ GTVT, trong quá trình vận hành khai thác tổ chức hệ thống giao thông công cộng kết nối an toàn.
Yêu cầu đơn vị khai thác trên tuyến bảo đảm thích ứng, an toàn và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả.
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 9 tuyến đường sắt đô thị tổng mức đầu tư tại thời điểm phê duyệt hơn 700.000 tỷ đồng với tổng chiều dài 372,5 km. Ngoài những tuyến đang đầu tư dở dang thì 2 dự án có thành phần đang đề xuất để đầu tư và một số tuyến khác thì chưa có thời hạn bắt đầu.