Tìm hiểu lịch sử ngành du lịch Việt Nam qua nhiều năm phát triển

Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Thế nhưng để đạt được đến ngày hôm nay thì ngành cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn. Cùng tìm hiểu lịch sử ngành du lịch Việt Nam qua nhiều năm phát triển.

Nội dung tóm tắt

Lịch sử ngành du lịch Việt Nam

Giai đoạn 1960 – 1991

Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính   phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Nghị định số 26/CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam và đây chính là ngày khai sinh của ngành Du lịch Việt Nam.

Những ngày đầu, lịch sử hình thành và phát triển của ngành du lịch từ hai bàn tay trắng, cơ sở vật chất đều từ con số không với 9 khách sạn, 152 buồng nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Những năm đầu ngành du lịch còn non yếu
Những năm đầu ngành du lịch còn non yếu

Xem ngay: Ngành du lịch thi khối nào để có được lựa chọn đúng đắn.

Giai đoạn 1971 – 1978 là thời kì hoạt động du lịch được mở rộng với việc bổ sung một số khách sạn như Thống Nhất, Hòa Bình (Hà Nội) từ ngành giao tế, chuyên gia, nội thương sang cho ngành Du lịch quản lý và hình thành mạng lưới các công ty du lịch ở một số địa phương trong cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang. Đây là giai đoạn kết hợp và mở rộng đặc biệt trong tiếp cận với kinh doanh du lịch quốc tế.

Giai đoạn 1979 -1991: Tổng cục Du lịch thực hiện hai chức năng là quản lý nhà nước và quản lý trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh du lịch đối với một số công ty trực thuộc như: Công ty Du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Cửa Lò, Quảng Nam – Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Du lịch Dầu khí Vũng Tàu (OSC). Tuy nhiên, cả hai chức năng mà Tổng cục Du lịch đảm nhiệm đều rất hạn chế, chưa có đủ điều kiện để phát triển.

Giai đoạn 1992 – 2006

Đây là giai đoạn mà lịch sử ngành du lịch Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Đảng và nhà nước mở rộng chính sách mở cửa, hội nhập, ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành du lịch
Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành du lịch

Click ngay: Ngành du lịch khối C để biết được cụ thể hơn về ngành. 

Cùng với việc lập lại Tổng cục Du lịch năm 1992, chỉ trong thời gian ngắn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở các địa phương đã được hoàn thiện, trong đó có 14 địa phương thành lập Sở Du lịch là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh.

Đây là khoảng thời gian Du lịch Việt Nam đã khẳng định được vai trò của ngành kinh tế với việc lần đầu tiên trong lịch sử phát triển Ngành là đã xây dựng được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý ngành quan trọng. Những kết quả đạt được của Ngành trong giai đoạn phát triển này về tổ chức quản lý, về xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách, về phát triển đội ngũ, về mở rộng thị trường và hội nhập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng cho Du lịch Việt Nam tự tin phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2007 – Nay

Có thể nói, ngành Du lịch trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành quả mang tính chất toàn diện, sâu sắc và chuyên nghiệp, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng khách năm này, năm khác có thể chững lại, nhưng tốc độ phát tăng trưởng khách ở giai đoạn này luôn đạt nhịp độ 2 con số: 5,049 triệu lượt năm 2010, đến năm 2014 đón xấp xỉ 8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 230 ngàn tỷ đồng. Về khách nội địa, năm 2010 phục vụ 28 triệu lượt và năm 2014 đạt gần 38 triệu lượt.

Đến nay ngành du lịch Việt Nam đã trở thành kinh tế mũi nhọn
Đến nay ngành du lịch Việt Nam đã trở thành kinh tế mũi nhọn

Hoạt động du lịch khởi sắc với hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và hàng chục nghìn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên có nhiều ngoại ngữ khác nhau từng bước đảm nhận tốt vai trò hướng dẫn, giới thiệu khi du khách đến Việt Nam. Đầu tư nước ngoài vào du lịch thời kỳ này có hàng trăm dự án với số vốn lên đến hàng chục tỷ USD, trong đó đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hiện đang là lĩnh vực “nóng”, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Phú Quốc, Hải Phòng, Côn Đảo, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt…

Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống giao thông, phương tiện giao thông được cải thiện đáng kể và phát triển ngày càng đa dạng. Đặc biệt, hệ thống cơ sở lưu trú gần như bùng nổ, tính đến hết 6/2015, cả nước có 18.600 cơ sở lưu trú du lịch với 355.000 buồng, trong đó có 668 khách sạn từ 3-5 sao với 68.520 buồng. Điều đáng tự hào là tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ tại các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam được đánh giá ngang bằng với các khách sạn 4-5 sao trên thế giới.

Sau 55 năm hình thành và phát triển, lịch sử ngành du lịch đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm đan xen những khó khăn – thuận lợi, cơ hội – thách thức. Và tới bây giờ nó đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.