Miền Bắc là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam với diện tích lớn nhất nước lên tới 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước. Miền Bắc có bao nhiêu sân bay là thắc mắc của rất nhiều người, cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
Nội dung tóm tắt
Miền Bắc có bao nhiêu sân bay?
Các sân bay ở Việt Nam được chia làm 2 loại nhằm phục vụ nhu cầu của người dân:
Sân bay dân dụng: Nước ta hiện đang có 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa, các sân bay dân dụng cũng có một phần khu vực cho quân sự khi cần thiết.
Sân bay quân sự: Việt Nam có 14 sân bay quân sự thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng, nhằm phục vụ nhu cầu huấn luyện phòng không không quân.
Sân bay dân dụng Miền Bắc gồm có:
Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)
Đây là sân bay lớn nhất khu vực Miền Bắc Việt Nam, sân bay nằm tại huyện Sóc Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km. Sân bay Quốc tế Nội Bài có 2 nhà ga là ga nội địa T1 và ga quốc tế T2. Từ ga nội địa hành khách có thể đi đến các thành phố trong nước trừ Hải Phòng và Vân Đồn. Các hãng hàng không hoạt động tại sân bay Quốc tế Nội Bài là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines. Ngoài ra còn có khoảng 22 hãng hàng không từ quốc tế như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…và nhiều chuyến bay cất và hạ cánh ở sân bay Nội Bài.
Sân bay Quốc tế của Hà Nội được Skytrax xếp hạng trong nhóm 100 những sân bay tốt nhất thế giới Việt Nam được xếp ở vị trí 86/100, nhờ sự cải tiến hiện đại như hành khách khi đi máy bay sẽ được sử dụng các dịch vụ tiện ích như như cây nước uống miễn phí, kiosk Internet, xe shuttle bus miễn phí phục vụ khách nối chuyến, xe điện miễn phí phục vụ hành khách khuyết tật, các điểm sạc pin điện thoại miễn phí…
Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)
Sân bay Quốc tế Vân Đồn chính thức đi vào hoạt động năm 2018, đây là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam kết hợp dân dụng – quân sự do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Sân bay nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 60km nằm cạnh cao tốc tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái.
Sân bay Vân Đồn được mở ra với mong muốn phát triển kinh tế, du lịch không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài, hiện sân bay tiếp nhận các chuyến nội địa từ TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và các chuyển quốc tế từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sân bay Quốc tế Cát Bi (HPH)
Sân bay Quốc tế Cát Bi do người Pháp xây dựng trước đây được sử dụng cho mục đích quân sự. Năm 1985 được chính thức khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên, đây là sân bay luôn nằm trong TOP các sân bay có mức tăng trưởng nhanh về cả hành khách và hàng hóa luôn đạt trên 30%. Cảng hàng không Cát Bi còn có chức năng là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.
Sân bay Cát Bi phục vụ các chuyến bay nội địa trừ sân bay Quốc tế Nội Bài và sân bay Quốc tế Vân đồn, ngoài ra còn phục vụ nhiều chuyến bay đến Bangkok (Thái Lan), Incheon (Hàn Quốc), Trung Quốc..vv.
Sân bay Thọ Xuân (THD)
Sân bay Thọ Xuân còn được gọi là sân bay Sao Vàng nằm ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km. Trước đây sân bay được sử dụng cho mục đích quân sự nhưng tới năm 2013 sân bay bắt đầu phục vụ cho dân dụng và được đổi tên thành Cảng hàng không Thọ Xuân.
Sân bay Điện Biên Phủ (DIN)
Sân bay Điện Biên Phủ là sân bay duy nhất ở khu vực Tây Bắc, do vị trí ở vùng núi nên sân bay có đường bay hẹp nên chỉ phục vụ được những tàu bay nhỏ và thực hiện phục vụ 7 chuyến/tuần Hà Nội – Điện Biên, Điện Biên – Hà Nội. Tuy nhiên tỷ lệ hủy chuyến tại Điện Biên khá cao so với các sân bay khác do nằm trong khu vực vùng núi cao, điều kiện thời tiết phức tạp, thường xuyên có mây mù, mưa, tầm nhìn hạn chế.
Trên đây là thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về các sân bay ở Miền Bắc Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Miền Bắc có bao nhiêu sân bay”?