Miền Bắc có trồng được sầu riêng không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu để trồng cây ăn quả này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về trồng cây sầu riêng.
Nội dung tóm tắt
Miền Bắc có trồng được sầu riêng không?
Miền Bắc có trồng được sầu riêng không? Trên thực tế, chúng ta thường thấy sầu riêng ít được trồng ở các tỉnh miền Bắc. Thời tiết khí hậu miền Bắc rất thất thường, mùa đông lạnh nhất cả nước và mùa hè nhiệt độ khá cao.
Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới nên không hoàn toàn thích ứng được với khí hậu miền Bắc. Vào mùa đông, nhiệt độ ở miền Bắc có khi xuống tới 5 độ C. Đây cũng là lý do khiến sầu riêng không thể thích nghi, sinh trưởng và phát triển ở điều kiện khí hậu lạnh. Nếu cây không bị chết lạnh thì cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi và phát triển như trong khí hậu miền Nam.
Miền Bắc có trồng được sầu riêng không?
Xem thêm: Đặc điểm và tính chất của khí hậu miền Nam Việt Nam là gì?
Điều kiện thích hợp để trồng cây sầu riêng phát triển tốt
Về khí hậu
Sầu riêng là loại cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa nóng ẩm. Đặc biệt thích hợp với khí hậu hanh khô và không quá lạnh. Nhiệt độ trung bình để cây sinh trưởng và phát triển tốt là 24 – 30 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến cây sầu riêng con chậm phát triển.
Bên cạnh đó, độ ẩm thích hợp trung bình từ 65 – 80% và lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2000 mm. Nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì cần phải đảm bảo việc cung cấp nước cho cây, nhưng tránh đọng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây. Tức là mùa mưa thì phải ráo còn mùa khô phải được giữ ẩm.
Về ánh sáng
Cây sầu riêng là loại cây ăn quả có tán rộng và cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Do đó cần trồng ở những vùng quang đãng, không nấp dưới các bóng cây, tàn cây cổ thụ. Ngoài ra, chúng ta cần trồng cây với mật độ phù hợp, đất tốt thì trồng thưa, còn đất xấu thì nên trồng dày hơn.
Về đất trồng
Đất phù hợp để cây sầu riêng phát triển là loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, màu mỡ như đất đỏ bazan, đất thịt nhẹ và đất phù sa. Với độ pH phù hợp là 5 – 6.
Đất trồng sầu riêng cần đảm bảo khô ráo, không ngập úng, có đủ nguồn nước tưới cho cây và có khả năng thoát nước tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì cần bổ sung phân bón đầy đủ.
Về cây giống
Bà con nên mua cây giống sầu riêng khỏe mạnh, sạch bệnh và có bảo hành. Bởi vì cây giống khỏe thì khả năng thích nghi và sinh trưởng cũng sẽ cao hơn.
Các giống sầu riêng thường được trồng nhiều như: Sầu riêng Ri6, sầu riêng Thái, sầu riêng Musang King, sầu riêng Monthong, sầu riêng Cái Mơn… Đây là các giống sầu riêng có cành nhánh to khỏe, sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh cao, năng suất và chất lượng trái cũng ngon hơn.
Miền Bắc có trồng được sầu riêng không?
Xem thêm: Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh?
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng
Để cây sầu riêng sinh trưởng phát triển tốt, ngoài việc trồng ở môi trường khí hậu thuận lợi thì chúng ta cũng cần chú ý đến những kỹ thuật chăm sóc cây dưới đây.
Chăm sóc ở thời kỳ mới trồng
Trong giai đoạn trồng sầu riêng từ 1 – 3 năm, tốc độ phát triển cây tương đối chậm nên đòi hỏi bà con phải chăm sóc thật tỉ mỉ. Ở giai đoạn này, chúng ta cần đảm bảo:
- Tưới nước: Vào thời điểm mùa khô từ 7 – 10 ngày/ lần với lượng nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất.
- Bón phân: Nên bón phân vào đầu mùa mưa, mỗi gốc cây bón 15 – 20kg phân chuồng, phân phức hợp và phân hỗn hợp để rễ và cành phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
- Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ để tạo độ thông thoáng ở khu vực gốc cây, không để cỏ cây rậm rạp và tạo ra nhiều mầm mống sâu bệnh.
- Cắt tỉa cành: Trong giai đoạn đầu từ 6 – 8 tháng, bà con nên để cây phát triển hoàn toàn tự nhiên. Sau đó, mới tiến hành cắt tỉa cành để chọn chồi khỏe nhất làm chồi chính.
Chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn cây cho trái
Cây sầu riêng khi trồng đến năm thứ 4 – 5 sẽ bắt đầu cho quả. Ở giai đoạn này, bà con nên cân đối kích thước của cây để giữ lại số lượng quả hợp lý để tránh tình trạng cây mất sức, bật gốc, gãy cành. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn này như sau:
- Tưới nước: Ở thời điểm này, rễ cây đã được mọc ở độ sâu nhất định, bà con không cần tưới nước quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo mức độ trung bình. Vào mùa khô, việc tưới nước cho cây cần tiến hành từ 2 – 4 đợt và mỗi đợt cách nhau khoảng 30 ngày.
- Bón phân: Bà con nên sử dụng phân đa lượng để bón cho cây trong giai đoạn này. Cần bón từ 4 – 6kg phân NPK/năm và từ 4 – 6 lần bón. Khi cây ra quả, bà con hãy tăng thêm kali để cải thiện chất lượng quả.
- Làm cỏ: Ở giai đoạn này không cần phải làm cỏ thường xuyên, bởi lượng cỏ mọc không nhiều và các tán cây đã giao nhau. Tuy nhiên, bà con cũng cần chú ý dọn dẹp để duy trì độ thông thoáng cần thiết và hạn chế bụi ẩn nấp cho côn trùng.
- Tỉa cắt cành: Nếu trồng thuần thì cành ngang có thể nuôi với chiều dài khoảng 1,5m. Bà còn chú ý hãm sự phát triển của ngọn khi cây đã đạt đến độ cao 7 – 10m. Còn trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn ở bên dưới khoảng 1 – 2m. Ngoài ra cần chú ý phân tầng cách nhau khoảng cách từ 40 – 60cm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc miền Bắc có trồng được sầu riêng không và kỹ thuật chăm sóc cây phát triển tốt nhất.