Sân bay Long Thành ở đâu? Tìm hiểu về dự án Sân bay quốc tế Long Thành

Dự án Sân bay quốc tế Long Thành đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết sân bay Long Thành ở đâu? Dưới đây là một số thông tin tổng quan về dự án đang được triển khai này. 

Dự án Sân bay quốc tế Long Thành (gọi tắt là sân bay Long Thành) là một dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ở miền Nam Việt Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về hướng Đông. 

Sân bay Long Thành dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2020, với mục tiêu hoàn thành, đưa vào khai thác giai đoạn 1 chậm nhất năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Nội dung tóm tắt

1. Sân bay Long Thành ở đâu?

Vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay Long Thành cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43km, cách thành phố Biên Hoà 30km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc, cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây gần thị trấn Long Thành và cách cửa ngõ vào “Thành phố công nghiệp” Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận TP. HCM) 10km.

Sân bay Long Thành ở đâu?Sân bay Long Thành ở đâu?

2. Các thông số kỹ thuật sân bay Long Thành

Theo quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. 

Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD, chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 – 2025, 2025 – 2035, 2035 – 2050 và sau 2050. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký. Cụ thể:

Giai đoạn 1: đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Các giai đoạn tiếp theo:

Giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

3. Ý nghĩa của dự án sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay Long Thành mới nhất 2019Sân bay Long Thành mới nhất 2019

 Xem thêm: Sân bay Chu Lai ở đâu? Thông tin tổng quan về sân bay Chu Lai

Theo Bộ Giao thông Vận tải, đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, để chuyển dần tải cho hoạt động từ Tân Sơn Nhất, giảm bớt áp lực về an ninh, an toàn hàng không, vệ sinh môi trường tại khu vực trung tâm TP HCM.

Nhận thấy Việt Nam cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực TP HCM – Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay… cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn.

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.

Trong tương lai, với dự báo tăng trưởng nhu cầu vận tải hàng không vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, việc duy trì khai thác đồng thời hai sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất là cần thiết.

Tổng hợp