Tìm hiểu ý nghĩa của Việt Nam gia nhập WTO

Gia nhập WTO được xem là một bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Vậy Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào? Và Việt Nam là thành viên thứ mấy của WTO?

Nội dung tóm tắt

WTO là gì?

WTO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: World Trade Organization) có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức này được thành lập từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức WTO kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).

Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được tổ chức WTO kế thừa, quản lý và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu: 

  • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (cả những cam kết trong tương lai);
  • Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
  • Giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO;
  • Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

Việt Nam gia nhập WTOTổ chức Thương mại Thế giới gọi tắt là WTO

Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu đại tướng tất cả?

Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào?

Ngày 11/1/2007 tại Geneva, Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức. Tính đến thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức này có 150 thành viên.

Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO như sau:

– Tháng 1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức WTO.

– Ngày 31/1/1995: Đại hội đồng WTO đã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO do ông Seung Ho (quốc tịch Hàn Quốc) làm chủ tịch.

– Tháng 8/1996: Việt Nam gửi tới Ban thư ký WTO “Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam”. Sau đó, Ban Công tác đã tổ chức 9 phiên họp để đánh giá tình hình của Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam trực tiếp giải thích chính sách.

– Đầu năm 2002: Việt Nam đã gửi Bản chào ban đầu về dịch vụ và Bản chào ban đầu về thuế quan tới WTO. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán từ năm 2002 – 2006.

– Tháng 10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU – đối tác lớn nhất.

– Tháng 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Mỹ – đối tác cuối cùng trong 28 đối tác đưa ra yêu cầu đàm phán song phương. 

– Ngày 26/10/2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng. Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ xin gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng Việt Nam đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006.

– Ngày 7/11/2006: Tại Geneva, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.

– Ngày 29/11/2006: Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam. 

– Ngày 6/12/2006: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư.

– Ngày 11/12/2006: Đại diện Việt Nam đã trao thư của Bộ trưởng Ngoại giao đến Ban Thư ký WTO, thông báo việc Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

– Ngày 11/1/2007: WTO quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO.

Việt Nam gia nhập WTOViệt Nam gia nhập WTO vào năm 2007

Xem thêm: Bạn có biết Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào không?

Một số lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO

Kể từ khi trở thành một thành viên của WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực và quan trọng. Những tích cực đổi mới này được thể hiện thông qua các lĩnh vực như: tăng trưởng kinh tế, thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh nền du lịch trong nước, cân bằng cán cân xuất – nhập khẩu sản phẩm…

Có thể kể đến một số lợi ích sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO như:

– Tăng trưởng kinh tế khả quan: Nền kinh tế Việt sau khi gia nhập WTO được hơn 10 năm, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn đạt được mức kỳ vọng tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm – thành tựu này vô cùng quan trọng.

– Đổi thay thể chế chính sách kinh tế, thương mại đầu tư: WTO đã giúp Việt Nam thay đổi diện mạo khuôn khổ pháp lý, thể chế chính sách về kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển, cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở màn cho sự bùng nổ của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đạt kỷ lục gần 60.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập.

– Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI: Sau hơn 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã tăng vượt trội hơn 4 lần, vượt mốc 350 tỷ USD.

Bên cạnh đó, tốc độ sản xuất nhập khẩu ngày một tăng nhanh chóng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn là một điều rất đáng mừng, đây là một minh chứng cho nền kinh tế Việt Nam mở cửa đang rất phát triển.

Tổng hợp

Rate this post