Việt Nam hợp tác với những nước nào? Những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập ASEAN

Việt Nam hợp tác với những nước nào? Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước liên hợp quốc như thế nào, cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Việt Nam hợp tác với những nước nào?

Việc Nam hợp tác với nước ngoài đảm bảo những nguyên tắc sau: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Tìm hiểu thêm: Việt Nam là thành viên của tổ chức nào?

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nước mới nhất mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là Nam Sudan (21/2/2019). Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 1 quan sát viên và 1 vùng lãnh thổ tranh chấp thực tế không độc lập: Palestine và Tây Sahara. Chưa có quan hệ ngoại giao với 4 quốc gia và 1 quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc: Tuvalu, Tonga, Bahamas, Malawi và Thành Vatican. Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Những lợi ích, khó khăn khi Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước liên hợp quốc

1. Lợi ích

Không chỉ góp phần nòng cốt trong việc tổ chức thành công nhiều trọng trách quốc tế lớn, nhất là chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ (1997), ASEAN (1998, 2010, 2020), ASEM (2005), APEC (2006, 2017), ngoại giao còn chủ động, tích cực đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến, góp phần vào giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới.

Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:

Lợi ích và khó khăn khi Việt Nam quan hệ với các nước liên hợp quốc
Lợi ích và khó khăn khi Việt Nam quan hệ với các nước liên hợp quốc

Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu thành phố?

– Về quan hệ mậu dịch:

+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).

+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

– Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói nghèo.

2. Khó Khăn

 Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.

– Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.

– Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.

– Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,…

Trên đây là những thông về việt nam hợp tác với những nước nào, hy vọng bài viết đã giảo đáp được những thắc mắc cho bạn đọc.

 

 

 

 

Rate this post