Mỗi miền Bắc Trung Nam đều có đặc điểm về phương thức trồng trọt khác nhau. Mỗi vùng miền cũng có những đơn vị khác nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 sào miền Bắc, Trung, Nam bằng bao nhiêu.
Nội dung tóm tắt
1 sào Miền Bắc bằng bao nhiêu?
Khái niệm Sào là gì?
Sào là một thuật ngữ trong ngành nông nghiệp của nước ta, là một đơn vị đo diện tích của người nông dân. Hiện nay thì đơn vị sào vẫn được sử dụng trong ngành nông nghiệp của nước ta. Sào là một đơn vị, nhưng ở mỗi vùng miền nó có cách đổi ra mét vuông khác nhau.
1 sào Bắc Bộ bằng bao nhiêu M2

Tìm hiểu thêm: Món ăn miền Bắc
Ở Bắc Bộ những mảnh ruộng người ta hiện nay vẫn sử dụng từ sao rất phổ biến, một đơn vị lớn hơn sào vẫn còn được sử dụng là mẫu. cứ 10 sào chúng ta sẽ gọi là một mẫu.
- 1 sào= 360m2
1 sào ở Trung Bộ bằng bao nhiêu M2
Trung Bộ là một vùng đất đầy nắng và gió, có những điều kiện thiên nhiên không thuận cho việc trồng lúa cho lắm, mặc dù ở vùng này diện tích trồng lúa ít hơn Bắc Bộ và Nam Bộ nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của vùng nông nghiệp vốn có.
- 1 sào= 500m2
1 sào ở Nam bộ bằng bao nhiêu M2
Nam Bộ là vùng có đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích trồng lúa rất rộng lớn, những cánh đồng dài thẳng tắp và sào vẫn là đơn vị dùng để làm đơn vị đo diện tích cho những cánh đồng ấy.
- 1 sào= 1000 m2
Lịch sử đơn vị đo của nước ta
Trước đây, đơn vị đo lường quốc tế mét chưa được áp dụng và sử dụng rộng rãi ở nước ta thì dân tộc Việt Nam ta. Vẫn có thước đo riêng và đơn vị đo lường của riêng mình. Trước khi tìm hiểu về 1 sào bằng bao nhiêu m2. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử thước đo truyền thống của nước ta để có thể hiểu rõ hơn về đơn vị sào này.
Trong lịch sử của chúng ta ghi nhận thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 – 1945. Chính là thời kỳ quá độ chuyển giao từ thời kỳ trung đại sang cận đại và hiện đại. Chính thời kỳ này là thời điểm mà dân tộc chúng ta có sự thay đổi về nền văn minh rõ rệt nhất. Trong đó có sự thay đổi về thước đo cũng như đơn vị đo lường từ truyền thống sang hệ thống đơn vị đo lường tiêu chuẩn thế giới.

Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu họ
Quay trở về thời kỳ nhà Nguyễn đổ về trước người Việt ta ngày xưa sử dụng 3 loại thước là chính. Trong đó thước đo vải được gọi là Phùng Xích hay Quan Phùng Xích dựa theo tên Hán Việt. Còn thước đo để sử dụng đo đạc đất đai thì được gọi là Điền Xích hay Độ Điền Xích. Cuối cùng là thước mộc gọi là Mộc Xích hay Quan Mộc Xích.
Như vậy, thời kỳ trước của nước ta thước đo và đơn vị đo lường hoàn toàn không giống nhau. Mỗi một sự vật, sự việc chúng ta sẽ sử dụng thước đo riêng biệt để sử dụng. Giá trị của từng hệ thước cũng sẽ khác nhau khi quy đổi về đơn vị đo lường tiêu chuẩn.
Bảng đơn vị đo diện tích và cách quy đổi diện tích
Chúng ta có bảng đơn vị đo diện tích sau:
- Ki-lô-mét vuông (kí hiệu là km²): Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1km.
- Héc-tô-mét vuông (kí hiệu là hm²): Héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1hm.
- Đề-ca-mét vuông (kí hiệu là dam²): Đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1 dam.
- Mét vuông (kí hiệu là m²): Mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1m
- Đề-xi-mét vuông (kí hiệu là dm²): Đề-xi-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1dm.
- Xen-ti-mét vuông (kí hiệu là cm²): Xen-ti-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1cm.
- Mi-li-mét vuông (kí hiệu là mm²): Mi-li-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1mm.