Nhắc đến ngành Du lịch, các bạn sẽ nghĩ ngay đến Hướng dẫn viên du lịch. Dẫu vậy, nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì du lịch bao gồm khá nhiều khâu và mỗi khâu lại sở hữu những công việc khác nhau. Dưới đây là các ngành liên quan đến Du lịch.
Nội dung tóm tắt
1. Hướng dẫn viên du lịch – một trong các ngành liên quan đến du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là ngành nghề được nhiều người biết đến nhất trong lĩnh vực Du lịch. Sứ mệnh hàng đầu của một hướng dẫn viên du lịch đó chính là tổ chức các hoạt động du lịch, tiếp khách theo giới thiệu, yêu cầu tại các địa điểm du lịch. Các hướng dẫn viên du lịch phải đảm bảo sự an toàn cho khách trong chuyến du lịch, quản lý việc ăn ở đi lại, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo lại trung tâm để đưa ra các biện pháp xử lý.
Ngoài việc sở hữu ngoại hình khá và giọng nói dễ nghe, hướng dẫn viên du lịch phải sở hữu kiến thức chuyên môn cực kỳ vững vàng. Các bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết sâu rộng các kiến thức lịch sử, ẩm thực và văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, tâm lý ổn định, sức khỏe dẻo dai và khả năng giải quyết vấn đề tốt là những điểm mạnh của người làm nghề hướng dẫn viên du lịch.
Người làm hướng dẫn viên du lịch có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các công ty du lịch có giấy phép đăng ký kinh doanh; làm việc tại ban quản lý danh thắng, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, hay các trung tâm nghiên cứu văn hóa lịch sử, quản lý tài nguyên du lịch,…
Tất tần tật các ngành liên quan đến du lịch
2. Quản lý du lịch
Khác với những hướng dẫn viên du lịch, người quản lý du lịch chủ yếu làm việc tại văn phòng với các hồ sơ, đề án, báo cáo,… Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm tham dự hội thảo, gặp gỡ đối tác, tham gia các đợt triển lãm quảng bá du lịch. Họ phải đến nhiều nơi để khảo sát, tham quan và học hỏi để áp dụng các các kiến thức mới lạ về cho doanh nghiệp của mình.
Vì vậy, người quản lý du lịch có khá nhiều mối quan hệ rộng rãi, am hiểu khá nhiều lĩnh vực và sở hữu kỹ năng giao tiếp vô cùng tốt. Nhìn chung, đây là công việc dành cho những người hiểu biết sâu rộng, có năng lực quản lý ngành du lịch ấn tượng. Đối với những nhà quản lý tài nguyên du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch hay quản lý doanh nghiệp,… họ cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để chỉ đạo những người dưới quyền và nhân viên.
3. Điều hành du lịch
Khi nói đến các ngành liên quan đến du lịch không thể không nhắc đến điều hành du lịch. Công việc chính của những người điều hành du lịch là tiếp nhận thông tin từ chương trình du lịch, phân công công việc cho các hướng dẫn viên, trực tiếp giải quyết vấn đề phát sinh hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý. Ngoài ra, người làm điều hành du lịch còn có nhiệm vụ phục vụ khách và điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón.
Dẫu làm việc khá thoải mái tại văn phòng nhưng người hành nghề điều hành du lịch sẽ phải chịu những áp lực không hề nhẹ bởi lượng thông tin khổng lồ từ các tour, đặc biệt là các tour trong mùa cao điểm.
4. Chuyên viên marketing Du lịch
Chuyên viên marketing du lịch là những người đảm nhận các công việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như các nhu cầu của khách hàng. Họ phải tìm ra những hướng để phát triển marketing du lịch, vừa thu lợi nhuận vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết và giảm thiểu những rủi ro không đúng mong muốn.
Chưa dừng lại ở đó, người làm marketing du lịch cần tiến hành nghiên cứu nhiều thị trường theo yêu cầu của các nhà quản lý, thực hiện xây dựng các biện pháp nghiệp vụ, quảng bá cho các sản phẩm du lịch với mức giá cả vô cùng chất lượng để các khách hàng tha hồ tiếp cận và lựa chọn.
Nhìn chung, công việc này đòi hỏi phải di chuyển nhiều để có thể giao dịch với các khách hàng và đối tác. Chính vì vậy, các bạn trẻ nếu đam mê và muốn gắn bó lâu dài với ngành này thì cần phải năng động. Rõ ràng, marketing hiện này đang đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực, trong đó có cả những doanh nghiệp du lịch.
Tâm lý và thị hiếu khách hàng ngày càng phức tạp nên thị trường du lịch cạnh tranh cũng trở nên gắt gao hơn bao giờ hết. Chỉ cần có sự đam mê, nhanh nhạy và muốn tìm tòi, các bạn có thể đến ngay với chuyên viên marketing du lịch.
5. Kế toán lữ hành
Kế toán lữ hành là một trong lĩnh vực khá hót của ngành du lịch. Công việc chủ yếu của họ là dự chi ngân sách, lên kế hoạch chi phí, kiểm duyệt các khoản chi, lập danh sách khách du lịch, quản lý và theo dõi tour, thu thập các chứng từ liên quan cũng như kết nối với các nhà cung cấp liên quan với tour,… Và từ đó, người làm kế toán lữ hành sẽ lập các báo các về chi phí, quyết toán thuế và hiệu quả tour của doanh nghiệp vào cuối kỳ.
Nhìn chung, để có thể làm tốt ngành kế toán lữ hành thì các bạn không chỉ sở hữu các kiến thức cực chất về ngành du lịch mà còn giỏi kế toán, giỏi tính toán với những con số cực kỳ chính xác. Bởi chỉ một sai số nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ doanh nghiệp. Đối với những bạn yêu thích kế toán, việc làm trong lĩnh vực du lịch thực sự cũng rất thú vị và xứng đáng để có thể thử thách được chính bản thân mình.
6. Nhân viên lễ tân

Công việc, nhiệm vụ chính của các nhân viên lễ tân đó là trả lời điện thoại các thông tin liên quan tới doanh nghiệp của mình. Các lễ tân cần nhận thông tin về yêu cầu của khách; đón tiếp khách; kiểm tra các dụng cụ, trang thiết bị của công ty có đáp ứng với nhu cầu của khách không. Ngoài ra, lễ tân cũng cần giúp đỡ nhiệt tình khách về thanh toán, nhận và ký gửi đồ,…
Những công việc của lễ tân đều yêu cầu nghiệp vụ và hành vi ứng xử theo các quy tắc quốc tế phù hợp. Yêu cầu hàng đầu của nhân viên lễ tân là cao ráo, có ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy và hiểu rõ yêu cầu của khách, giao tiếp khéo léo và phải thành thạo tiếng Anh để có thể giao tiếp tốt với các khách nước ngoài.
Nếu thể hiện được kỹ năng và trình độ của mình, các bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên chức vụ quản lý lễ tân, chịu mọi trách nhiệm ở bộ phận lễ tân.
7. Phục vụ nhà hàng, khách sạn 5 sao
Nếu đã từng ăn uống tại các khách sạn, nhà hàng thì bạn không khó để nhận ra các nhân viên phục vụ bếp, bàn và bar. Một bữa tiệc trong khách sạn, nhà hàng lớn không chỉ thể hiện sự chuẩn mực, sang trọng của việc sắp xếp, bài trí mà sự phục vụ khách hàng cũng phải khéo léo, thể hiện mục đích lẫn chiều sâu văn hóa của bữa tiệc.
Màu sắc, nghệ thuật phục vụ, hương vị món anh hay những đóa hoa bày trên bàn tiệc, từng nếp gấp của khăn ăn đều là kết quả của quá trình đào tạo bài bản của các nhân viên pha chế, phục vụ hay các đầu bếp.
Chưa dừng lại ở đó, công việc của các phòng buồng cũng không hề dễ dàng. Các phòng, buồng, đặc biệt là những nơi đạt chuẩn quốc tế đòi hỏi sự thoáng mát, sạch sẽ và có thẩm mỹ, thậm chí là theo “gu” của khách. Ngoài ra, các nhân viên phòng buồng còn phải nhanh chóng chỉ bảo khách một cách tận tình và chu đáo.
Trên đây là bài viết về ngành Du lịch làm công việc gì, các ngành nghề kinh doanh du lịch hiện nay theo những góc nhìn khách quan và đa chiều của tác giả. Hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho những người đam mê ngành Du lịch. Nếu yêu thích lĩnh vực Y Dược, các bạn cũng có thể đến với trường Cao đẳng Dược Hà Nội. Chúc các bạn thành công.